Xuất nhập khẩu là gì? Vai trò của xuất nhập khẩu với nền kinh tế

Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của một nền kinh tế. Các quốc gia sử dụng dữ liệu thu được từ xuất nhập khẩu để xác định xem họ đang thặng dư hay thâm hụt. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực logistics, tài chính, hải quan… hiểu về cách thức xuất nhập khẩu hoạt động có thể mang lại lợi ích cho bạn.

Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất trong nước bán cho doanh nghiệp hoặc khách nước ngoài. Điều này dẫn đến dòng tiền chảy vào quốc gia đang bán. Các công ty có thể chọn xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của mình sang nước ngoài vì lý do:

  • Tham gia vào thương mại toàn cầu
  • Tiếp cận thị trường mới
  • Tăng doanh thu

Thông thường, các công ty xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ vì họ có lợi thế cạnh tranh hoặc sản phẩm dịch vụ của họ vượt trội. Họ cũng có thể xuất khẩu các mặt hàng sản xuất tự nhiên mà các quốc gia khác không có dựa trên khí hậu và địa lý. Ví dụ, Việt Nam có khí thích hợp để trồng cà phê. Điều này thúc đẩy khả năng xuất khẩu sản phẩm này sang các quốc gia khác không thể sản xuất được.

Nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu là hàng hóa và dịch vụ mà một doanh nghiệp hoặc khách hàng mua từ một quốc gia khác. Điều này dẫn đến dòng tiền chảy ra khỏi quốc gia nhập khẩu. Hầu hết các quốc gia cố gắng xuất khẩu nhiều hơn mức họ nhập khẩu để tăng doanh thu trong nước.

Mức nhập khẩu cao có thể cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng. Điều này đặc biệt đúng nên hàng nhập chủ yếu là tài sản sản xuất, chẳng hạn như thiết bị và máy móc. Vì quốc gia đó có thể sử dụng những tài sản này để cải thiện năng suất của nền kinh tế.

Ví dụ, một công ty sản xuất giấy ở Hoa Kỳ có thể nhập máy móc từ Ý. Vì nó hiệu quả về mặt kinh tế hơn so với việc mua từ nhà cung cấp trong nước. Sau khi lắp đặt máy móc, điều này làm tăng khả năng sản xuất các sản phẩm giấy của công ty. Do đó, tăng doanh thu và xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn trong tương lai.

Tại sao xuất nhập khẩu lại quan trọng?

Xuất và nhập khẩu cùng nhau tạo nên cán cân thương mại của một quốc gia, có thể tác động đến sức khỏe tổng thể của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế lành mạnh, cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng trưởng liên tục.

Khi xuất khẩu và nhập khẩu mất cân bằng. Nó có thể gây ra thặng dư thương mại hoặc thâm hụt thương mại.

Thặng dư xảy ra khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Điều này có nghĩa là có dòng tiền trong nước chảy vào ròng từ thị trường nước ngoài. Thặng dư thương mại thường chỉ ra một nền kinh tế mạnh.

Thâm hụt thương mại xảy ra khi nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. Điều này có nghĩa là có dòng tiền trong nước chảy ra ròng vào thị trường nước ngoài. Thâm hụt thương mại xảy ra khi một quốc gia không có khả năng sản xuất sản phẩm của riêng mình do:

  • Thiếu kỹ năng
  • Thiếu nguồn lực
  • Ưu tiên mua sản phẩm từ một quốc gia khác có thể sản xuất chúng với giá rẻ hơn.

Để hiểu đầy đủ vai trò của xuất nhập khẩu trong kinh tế. Việc tìm hiểu cách chúng ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội GDP, tỷ giá hối đoái, mức lạm phát và lãi suất của một quốc gia có thể hữu ích.

GPD và xuất nhập khẩu

GPD của một quốc gia, còn được gọi là thu nhập quốc dân, là giá trị thị trường gộp của tổng hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó sản xuất trong 1 năm. GDP là số liệu phổ biến nhất thể hiện sức khỏe của nền kinh tế quốc gia. Vì nó xác định nền kinh tế đang tăng trưởng hay suy thoái.

  • Xuất khẩu ròng = tổng xuất khẩu – tổng nhập khẩu

Xuất khẩu ròng dương cho thấy thặng dư thương mại, trong khi xuất khẩu ròng âm là thâm hụt thương mại. Sau đó, sử dụng công thức sau để tính GDP:

  • GDP = chi tiêu của người tiêu dùng + chi tiêu đầu tư + chi tiêu của chính phủ + xuất khẩu ròng

Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái là giá trị hiện tại của đồng tiền nội tệ so với giá trị đồng tiền của một quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Nếu một quốc gia có đồng nội tệ yếu, có giá trị thấp ở nước ngoài. Điều này có thể kích thích xuất khẩu và khiến hàng nhập khẩu đắt hơn.

Nếu một quốc gia có đồng nội tệ mạnh, có giá trị cao ở nước ngoài. Thì quốc gia đó có thể chứng kiến xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng.

Lạm phát và xuất nhập khẩu

Lạm phát đề cập đến tốc độ tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất đinh. Mức lạm phát cao thường dẫn đến lãi xuất cao. Điều này có thể dẫn đến tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu. Vì mua hàng ở nước ngoài rẻ hơn hàng trong nước.

Các thuật ngữ quan trọng trong xuất nhập khẩu

Incoterms

Viết tắt của từ international commercial terms. Cực kỳ quan trọng để biết vì chúng là các điều khoản thương mại để xác định ai (người mua hay người bán) chịu trách nhiệm về điều gì trong quá trình vận chuyển.

Incoterms có 11 điều khoản khác nhau, nếu bạn chọn hoặc đồng ý với incoterms sai trong hợp đồng trong quá trình đàm phán với người mua quốc tế, bạn có thể gặp rủi ro về tài chính.

Bảo hiểm hàng hóa

Các hãng vận tải chỉ cung cấp mức bồi thường tối thiểu nếu một container bị rơi xuống biển hoặc một kiện hàng bị đánh cắp. Vì thế hãy cân nhắc mua bảo hiểm hàng hóa. Vận chuyển đường biển thường có giá rẻ nhưng phí bảo hiểm cao do có nhiều yếu tố nguy cơ. Vận chuyển hàng không giá cao nhưng chi phí bảo hiểm lại rất thấp, do rất hiếm khi có máy bay chở hàng bị rơi.

CO-CQ

CO (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được cấp bởi một cơ quan được công nhận ở các quốc gia.

CQ (Certificate of Quality): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa. Đảm bảo hàng hóa đó phù hợp với các tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo