Hàng hóa nguy hiểm là gì?
Hàng hóa nguy hiểm là các chất và vật liệu gây nguy hiểm cho sức khỏe, sự an toàn, môi trường hoặc tài sản do các đặc tính hóa học hoặc vật lý của chúng. Những hàng hóa này có thể có đặc tính nổ, dễ cháy, ăn mòn, độc hại hoặc phóng xạ.
Việc vận chuyển những hàng hóa như vậy phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt của quốc gia và quốc tế để ngăn ngừa tai nạn hoặc thiệt hại. Các quy định này chi phối việc phân loại, đóng gói, dãn nhãn và lập hồ sơ hàng hóa. Chúng cũng khác nhau tùy vào phương thức vận chuyển.
Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Phân loại
Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thành các loại khác nhau tùy theo các mối nguy hiểm cụ thể của chúng. Phân loại này rất quan trọng để đảm bảo xử lý và vận chuyển đúng cách. Mỗi loại có các yêu cầu riêng về đóng gói, dãn nhãn, vận chuyển và các biện pháp an toàn riêng khi vận chuyển.
Đóng gói và dán nhãn
Bao bì phải được thiết kế để chịu được các mỗi nguy hiểm của các chất tương ứng, đảm bảo không có chất độc hại nào được giải phóng. Bắt buộc phải dán nhãn các gói hàng bằng các ký hiệu nguy hiểm phù hợp (như hình bên dưới). Các ký hiện này cung cấp thông tin ngay lập tức về loại mối nguy hiểm (ví dụ: chất nổ, chất độc hại hoặc chất ăn mòn).
Tài liệu cần thiết
Vận chuyển hàng nguy hiểm đòi hỏi phải có các tài liệu đặc biệt có chứa thông tin chi tiết về hàng hóa. Một bộ tài liệu gốc đầy đủ về hàng hóa nguy hiểm phải có sẵn trong quá trình vận chuyển và phải được trình ở bên vận chuyển, bao gồm:
- Tài liệu vận chuyển hàng nguy hiểm
- Bảng dữ liệu an toàn
- Hướng dẫn gửi hàng
Thiết bị an toàn và kế hoạch khẩn cấp
Điều cần thiết là mọi người tham gia đều có thiết bị bảo vệ cần thiết trong quá trình vận chuyển và biết cách xử lý trong trường hợp cần thiết. Điều này bao gồm, bình chứa cháy, thiết bị bảo vệ cá nhân và kế hoạch khẩn cấp để đảm bảo có thể thực hiện hành động ngay lập tức trong trường hợp rò rỉ hoặc tai nạn. Các biện pháp an toàn tùy thuộc vào phân loại hàng hóa nguy hiểm.
Đào tạo nhân viên
Bất kỳ ai tiếp xúc, làm việc với hàng hóa nguy hiểm – dù là đóng gói, xếp hàng hay vận chuyển – đều phải được đào tạo đầy đủ và được cấp chứng nhận. Điều này áp dụng cho cả tài xế và nhân viên logistics. Đào tạo thường xuyên giúp nhân viên cập nhật các quy định mới nhất.
9 loại hàng hóa nguy hiểm thường gặp
Hàng hóa nguy hiểm được chia làm 9 loại. Tùy thuộc vào phân loại mà cần các quy định vận chuyển khác nhau để ngăn ngừa tai nạn và thiệt hại.
Loại 1: chất nổ
Ví dụ: pháo hoa, thuốc nổ, đạn dược
Giải phóng ra một lượng áp suất và nhiệt trong thời gian ngắn. Gây thiệt hại nặng nề, cần lưu trữ thông gió, phòng ngừa đặc biệt để tránh điện giặt hoặc tia lửa.
Loại 2: khí
Ví dụ: khí propan, nito, axetilen, oxy
Chúng có thể dễ cháy, độc hại hoặc gây ngạt thở. Khi vận chuyển, các thùng chứa chịu áp suất phải được niêm phong, bảo vệ chống rò rỉ, áp suất ổn định. Một số cần làm mát để tránh giãn nở gây nổ.
Loại 3: chất lỏng dễ cháy
Ví dụ: xăng, etanol, sơn, dung môi
Các thùng chứa phải được đậy kín, bảo vệ khỏi nhiệt, duy trì khoảng cách với các nguồn dễ cháy.
Loại 4: chất rắn dễ cháy
Ví dụ: magie, lưu huỳnh, kali, diêm
Bao gồm các chất rắn có thể bắt lửa, phát lửa do ma sát, độ ẩm hoặc nhiệt. Các hàng hóa này phải được đóng gói khô ráo, tránh xa các nguồn gây cháy, ngăn ngừa các phản ứng hóa học.
Loại 5: chất oxy hóa và peroxit hữu cơ
Ví dụ: hydro peroxit, kali nitrat, amini nitrat
Chất oxy hóa sẽ giải phóng ra oxy, đẩy nhanh quá trình cháy. Peroxit hữu cơ phản ứng rất mạnh để phân hủy hoặc phát nổ. Khi vận chuyển cần phải làm mát và tách biệt với vật liệu dễ cháy khác.
Loại 6: chất độc và truyền nhiễm
Ví dụ: xyanua, thuốc trừ sâu, chất thải y tế, các mẫu virut…
Các chất này gây ra nguy cơ sức khỏe tức thời, gây ngộ độc nếu hít, nuốt hoặc tiếp xúc da. Khi vận chuyển cần ngăn ngừa rò rỉ, khử trùng, niêm phong và dán nhãn đặc biệt.
Loại 7: chất phóng xạ
Ví dụ: uranium, plutonium, đồng vị phóng xạ dùng trong y tế
Phát ra bức xạ ion hóa, nguy hiểm cho con người và môi trường. Bức xạ có thể làm hỏng DNA, dẫn đến bệnh nghiệm trọng. Khi vận chuyển cần che chắn đặc biệt, có quy trình giám sát nghiêm ngặt.
Loại 8: chất ăn mòn
Ví dụ: axit sunfuric, axit clohydric, natri hydroxit
Có thể phá hủy mô hữu cơ, ăn mòn kim loại. Không chỉ nguy hiểm cho con người, động vật mà còn có thể ăn mòn thùng chứa và phương tiện. Khi vận chuyển phải sử dụng thùng chứa đặc biệt, niêm phong an toàn.
Loại 9: chất và vật liệu nguy hiểm khác
Ví dụ: Amiang, pin lithium, hóa chất khác
Gồm số lượng lớn các chất nguy hiểm không thể phân loại vào các nhóm khác. Khi vận chuyển bao bì phải được tùy chỉnh, tùy thuộc vào loại nguy hiểm. Có các quy trình xử lý đặc biệt khi vận chuyển.
Xem thêm: