Luồng đỏ là luồng nghiêm trọng nhất khi làm thủ tục hải quan. Nó có nghĩa là hải quan đã đánh giá thấp uy tín của doanh nghiệp hoặc hàng hóa thuộc danh mục cần kiểm tra. Luồng đỏ cũng có thể được áp dụng cho doanh nghiệp mới lần đầu tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Luồng đỏ là gì?
Luồng đỏ là một trong ba phần luồng của hải quan. Hiện nay tỷ lệ phân vào luồng đỏ chỉ ở mức 3,8%, nếu bị phân vào luồng này thì có thể bạn đã dùng hết may mắn của mình rồi. Khi bị vào luồng này hồ sơ và hàng hóa của bạn sẽ bị.
- Hồ sơ: kiểm tra tất cả vận đơn, hợp đồng ngoại thương, hóa đơn bán hàng…
- Hàng hóa: soi bằng máy hoặc mở seal container để kiểm tra
Có thể thấy việc kiểm tra là khá nhiều, từ đó tốn thêm thời gian, công sức và chi phí. Chính vì thế hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng để không bị phân loại vào luồng này.
Các mức độ kiểm tra hàng hóa:
- Kiểm tra < 5% lô hàng
- Kiểm tra < 10% lô hàng
- Kiểm tra toàn bộ lô hàng
Tại sao hàng hóa bị phân vào luồng đỏ?
Hiện nay, hải quan có công nghệ AI và Data Analytics để phân luồng hải quan tự động. Tuy nhiên hệ thống này cũng xử lý dựa trên tờ khai hải quan mà bạn điền vào và thông tin doanh nghiệp của bạn. Một số thông tin sau sẽ ảnh hưởng đến cách xử lý của hệ thống phân luồng:
- Doanh nghiệp mới thành lập, lần đầu nhập khẩu hàng hóa.
- Trong một năm, từng có vi phạm quy định hải quan.
- Mặt hàng nhạy cảm (rượu, thuốc lá, điện tử, thực phẩm…)
- Điền tờ khai không đúng, thiếu rõ ràng, chung chung
- Yếu tố may mắn, có tỷ lệ nhỏ kiểm tra ngẫu nhiên.
So sánh luồng đỏ và các luồng khác
Loại luồng | Mức độ kiểm tra | Đối tượng áp dụng | Tỷ lệ |
Luồng xanh | Được thông quan ngay khi nộp thuế | Doanh nghiệp uy tín, hàng hóa rõ ràng | 66,36% |
Luồng vàng | Chỉ kiểm tra hồ sơ | Có yếu tố cần xác minh thêm về giấy tờ | 30,26% |
Luồng đỏ | Kiểm tra cả hồ sơ và thực tế hàng hóa | Rủi ro cao, nghi ngờ gian lận, cần kiểm tra kỹ | 3,41% |
Quy trình kiểm hóa luồng đỏ
1.Kiểm tra giấy tờ
Doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Commercial invoice
- Bill of Landing
- Hợp đồng mua bán
- Packing list
- CO-CQ
- Giấy phép, giấy chứng nhận khác.
Đầu tiên cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ trước. Nếu hồ sơ có vấn đề thì sẽ cần giải trình và bổ sung cho hợp lệ.
2.Lập kế hoạch kiểm tra
Các mức độ kiểm tra thường là (5%, 10%, toàn bộ). Lên kế hoạch thời gian, địa điểm và phương thức kiểm tra hàng hóa.
3.Kiểm tra thực tế
Nhân viên hải quan cùng với doanh nghiệp mở container để kiểm tra: chủng loại, số lượng, xuất xứ, nhãn mác, mã HS… Nếu có sự sai lệch hoặc vi phạm nghiêm trọng sẽ tạm giữ hàng hóa, phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Nếu vi phạm nhẹ thì nhắc nhở, không vi phạm thì được thông quan.
Có thể thấy quy trình kiểm hóa luồng đỏ hải quan khá phức tạp, rất dễ xảy ra vấn đề. Chính vì thế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cố gắng làm tốt từ những bước đầu tiên để tránh bị phân loại vào luồng này nhé.
Xem thêm: