Vận tải biển là gì? Quy trình vận tải đường biển chi tiết

Vận tải đường biển đóng vai trò là xương sống của ngành logistics toàn cầu. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa qua các đại dương.

Cho dù bạn là một nhà nhập khẩu dày dặn kinh nghiệm đang tìm cách tối ưu hóa logistics hay một người hoàn toàn mới trong ngành. Bài viết này được thiết kế để cung cấp cho bạn cái nhìn về các sắc thái của vận tải biển.

Vận tải biển là gì?

vận tải biển là gì
vận tải biển là gì

Vận tải biển là một phần cơ bản của thương mại quốc tế. Cho phép vận chuyển hàng hóa qua những khoảng cách xa xôi thông qua các đại dương trên thế giới.

Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm toàn cầu.

Dịch vụ vận tải biển liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trong container và là một phần không thể thiếu trong chuối cung ứng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Các loại hình vận tải biển

Có hai loại hình vận chuyển mà bạn có thể sử dụng khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển – LCL và FCL.

Hàng lẻ (LCL)

Khi lô hàng của bạn không chứa đầy container, bạn sẽ chọn hình thức vận chuyển hàng lẻ (LCL).

Phương pháp này cho phép nhiều người vận chuyển chia sẻ một container, giúp tiết kiệm chi phí cho các lô hàng nhỏ hơn.

Hàng nguyên container (FCL)

Vận chuyển hàng nguyên container (FCL) phù hợp với các lô hàng lớn hơn cần cả một container.

Các doanh nghiệp vận chuyển FCL không cần phải chia sẻ container của họ với bất kỳ ai. Vì container chỉ có thể chứa hàng hóa của riêng họ. Người vận chuyển thường thích phương pháp này khi vận chuyển số lượng hàng hóa lớn.

Quy trình vận tải đường biển chi tiết

Vậy vận tải đường biển hoạt động như thế nào? Hiểu rõ quy trình là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế.

Bước 1: báo giá và đặt hàng sản phẩm

Đầu tiên, bạn cần đặt hàng hóa của mình. Tiếp cận nhà cung cấp và sản xuất ở nước ngoài và đàm phán mua bán.

Bạn không chỉ nên đàm phán về số lượng tối thiểu, giá cả, thời hạn mà còn về các điều khoản mua hàng.

Điều quan trọng nhất cần xác định ở giai đoạn này là ai sẽ trả tiền trong những gì trong quá trình vận chuyển.

Từ thời điểm hàng rời kho cho đến khi nó được giao. Thỏa thuận cũng nêu rõ ai chịu trách nhiệm về bảo hiểm hoặc chịu trách nhiệm về rủi ro ở mỗi giao đoạn của vận chuyển.

Bước 2: xem xét hình thức vận chuyển phù hợp

Vận tải đường biển thường mất nhiều thời gian hơn vận chuyển hàng không. Khiến nó không phù hợp với các lô hàng gấp gáp về thời gian.

Nếu hàng hóa của bạn là hàng khẩn cấp hoặc nhanh hỏng, vận chuyển hàng không là lựa chọn phù hợp nhất.

Các doanh nghiệp phải lập kế hoạch logistics phù hợp để đáp ứng thời gian giao hàng dài hơn. Thông thường, bạn có thể mong đợi hàng hóa của mình được cận chuyển trên biển từ 15 đến 60 ngày đến Úc.

Bước 3: đặt hàng vận chuyển

Sau khi hàng hóa của bạn đã được chuẩn bị, hãy đặt hàng với công ty vận tải đã chọn. Công ty vận tải sẽ cung cấp một số hình thức vận chuyển hàng theo yêu cầu.

Các hang vận chuyển cung cấp giá và thời gian giao hàng khác nhau. Tùy thuộc vào loại hàng hóa và tốc độ bạn cần. Các dịch vụ nhanh hơn thường đắt hơn dịch vụ dài với nhiều sự trung chuyển.

Hãy cân nhắc mua bảo hiểm hằng hải để an tâm hơn. Trong trường hợp hàng hóa của bạn bị thất lạc, hư hỏng hoặc gặp sự cố.

Bước 4: sắp xếp lô hàng

Công ty vận tải sẽ sắp xếp việc vận chuyển cho từng chặng của hành trình. Họ sẽ liên lạc với các hang tàu, đơn vị vận tải và cơ quan cảng để đặt lịch cho mọi hoạt động di chuyển của lô hàng.

Họ cũng sẽ xử lý chứng từ vận chuyển và thông báo tình trạng lô hàng và cho biết khi nào hàng đến.

Công ty vận tải giúp giảm thiểu rủi ro nhờ mối quan hệ với các hang vận tải và nhà cung cấp đáng tin cậy để xử lý hàng của bạn tốt nhất.

Bước 5: thủ tục thông quan

Sau khi rời quốc gia sản xuất, hàng hóa sẽ phải trải qua thủ tục thông quan nhập khẩu. Bước này đảm bảo tuân thủ các quy định thương mại quốc tế và là cách các quốc gia kiểm soát những gì nhập vào quốc gia đó. Úc và Mỹ là một trong những quốc gia có quy định nhập khẩu sinh học nghiêm ngặt nhất.

Chính vì thế cần phải có một công ty môi giới hải quan ở giai đoạn này để giải quyết thủ tục nhanh gọn. Sau khi đóng các khoản phí, hàng hóa của bạn được một công ty vận tải đến lấy tại cảng.

Ưu điểm của vận tải biển

Tiết kiệm chi phí

Một trong những ưu điểm chính của vận tải biển là tính tiết kiệm chi phí, đặc biệt là đối với các lô hàng lớn.

Mặc dù vẫn phải trả một số loại thuế và phí nhất định, nhưng tính kinh tế theo quy mô liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trong các container hàng khiến vận chuyển hàng hóa trong các container hàng rời khiến vận tải biển trở thành lựa chọn tiết kiệm cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

Dễ dàng vận chuyển các sản phẩm nặng hoặc có hình dạng kỳ lạ. Vận tải đường biển rất phù hợp để vận chuyển các mặt hàng nặng hoặc quá khổ. Có thể khó vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác.

Tính linh hoạt về kích thước và loại container cho phép vận chuyển hiệu quả nhiều loại sản phẩm.

Ít hạn chế với hàng hóa nguy hiểm

Nhiều mặt hàng bị cấm trong vận tải hàng không. Tùy thuộc vào luật pháp của các quốc gia.

Bao gồm:

  • Các mặt hàng dễ cháy
  • Các chất ăn mòn hoặc nổ
  • Các mặt hàng từ tính
  • Các sản phẩm sinh hóa
  • Các sản phẩn nguy hại cho sức khỏe cộng đồng (ví dụ: chất thải y tế)

Ít gây ô nhiễm môi trường

So với vận tải hàng không, vận tải biển là lựa chọn thân thiện với môi trường hơn.

Thống kê cho thấy vận tải biển thải ra ít hơn tới 92% carbon so với đường hàng không.

Sức chứa lớn hơn của tàu và tốc độ chậm hơn góp phần làm giảm lượng khí thải carbon trên mỗi đơn vị hàng hóa được vận chuyển, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững.

Nhược điểm của vận tải biển

Tốn thời gian

Tùy thuộc vào nơi xuất phát/điểm đến vận tải biển đến Úc cần 4-65 ngày. Ngược lại, vận tải hàng không chỉ mất 1-3 ngày.

Mặc dù vận tận tải biển tiết kiệm chi phí đáng kể, nhưng phải đánh đổi về mặt thời gian.

Sự chậm trễ không lường trước

Với vận tải biển, có nguy cơ gặp phải các sự kiện thời tiết, đình công, tắc nghẽn cảng và quá tải dịch vụ hoặc thiết bị trong mùa cao điểm.

Đôi khi, những sự chậm trễ này có thể xảy ra ngay cả khi hàng hóa của bạn đã đến cảng đích. Ví dụ, thủ tục thông quan kéo dài do giấy tờ không hợp lệ.

Rủi ro hư hỏng, mất mát

Vận chuyển đường biển, mặc dù hiệu quả về giá, vẫn tiềm ẩn những rủi ro về hư hỏng, mất mát hoặc trộm cắp. Vì nhiều bên xử lý hàng hóa của bạn trước khi giao hàng.

Thời tiết khắc nghiệt, va chạm, mắc cạn, hỏa hoạn hay cướp biển cũng là một rủi ro. Ngoài ra, đóng gói không đúng cách, xếp dỡ, xử lý sai trong quá trình vận hành tại cảng cũng gây hư hại hàng hóa.

Lưu ý khi vận tải đường biển

Khi đóng gói hàng lẻ ít hơn một container. Hãy nhớ sử dụng hộp chắc và bền, tốt nhất là hộp có hai lớp để tăng khả năng bảo vệ. Chọn bang keo chất lượng cao để chịu được thay đổi nhiệt độ. Nếu có thể, hãy xếp hàng của bạn lên pallet để dễ xử lý, đặt hàng nặng nhất ở dưới cùng. Quấn hàng bằng màng co màu đen để che giấu và bảo vệ. Dán nhãn cảnh báo như “hàng dễ vỡ” hoặc “chỉ tải trên cùng”.

Khi đóng hàng đầy container. Hãy đảm bảo phân bố trọng lượng đều khắp container. Trải đều hàng hóa và sử dụng vật liệu để lấp bất kỳ khoảng trông. Đóng gói chặt chẽ nhưng tránh tạo áp lực lên của container.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo