C/O form A đi nước nào, hiệp định nào?

Có rất nhiều mẫu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) form A, D, E… Tất cả chúng được dùng dựa theo một hiệp định thương mại nào đó. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về C/O form E để xem nó dựa trên hiệp định nào, bao gồm các quốc gia nào nhé!

C/O form A dựa theo hiệp định nào?

C/O form A được sự dụng khi xuất khẩu qua các nước được hưởng ưu đãi thuế phổ cập GPS. GPS là viết tắt của Generalized System of Preferences là một chương trình ưu đãi thương mại.

GPS tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các thị trường xuất khẩu lớn. GPS ra đời vào năm 1971, dưới sự bảo trợ của UNCTAD.

Ban đầu chỉ có 15 quốc gia phát triển cấp ưu đãi GPS là: Armenia, Úc, Belarus, Canada, Liên minh châu Âu, Iceland, Nhật Bản, Kazakhstan, New Zealand, Na Uy, Liên bang Nga, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Hiện nay, có tổng cộng 29 quốc gia tham gia vào ưu đãi thương mại này.

CO form A là gì?

Để được hưởng chế độ GPS hàng xuất khẩu phải được sử dụng tài liệu phù hợp. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O form A được ra đời cho mục đích này.

C/O form A được nhóm về quy tắc xuất xứ của UNCTAD thông qua vào năm 1970 cho mục đích của GPS. Các quốc gia được hưởng lợi phải thông báo cho các quốc gia cấp ưu đãi, trực tiếp thông qua UNCTAD, tên và địa chỉ của các cơ quan chính phủ cấp C/O form A cùng với các mẫu C/O do cơ quan này sử dụng.

CO form A là gì

CO form A đi nước nào?

STT Tên quốc gia STT Tên quốc gia STT Tên quốc gia
1 Áo 11 Hungary 21 Đức
2 Canada 12 Ba Lan 22 Hy Lạp
3 Nhật Bản 13 Nga 23 Ireland
4 New Zealand 14 Tây Ban Nha 24 Ý
5 Na Uy 15 Anh 25 Luxembourg
6 Thụy Sĩ 16 Slovakia 26 Hà Lan
7 Mỹ 17 Bỉ 27 Bồ Đào Nha
8 Belarusia 18 Đan Mạch 28 Thụy Điển
9 Bulgaria 19 Phần Lan 29 Thổ Nhĩ Kỳ
10 Cộng Hòa Séc 20 Pháp

Có thể thấy các nước sử dụng C/O form A đều là các nước phát triển. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam qua các nước này chiếm tỷ trọng lớn.

Tải mẫu C/O form A chuẩn

Download tại đây

Đây là mẫu C/O form A bằng tiếng anh được sưu tầm trên trang web của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

C/O form A được sửa đổi nhiều lần vào các năm 2004, 2005, 2007, 2013 do việc kết nạp thêm các nước mới. Các mẫu C/O form A cũ vẫn còn hiệu lực cho đến khi cấp phát hết.

Xin cấp C/O form A ở đâu?

Tại Việt Nam, UNCTAD chấp thuận cho C/O được cấp bởi phòng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương.

Nếu có hồ sơ hoàn chỉnh, hợp lệ có thể được cấp C/O form A ngay trong ngày hoặc không quá 3 ngày.

Nếu cần phải xác minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Cán bộ sẽ thông báo, thời hạn xử lý không quá 7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

Quy trình xin cấp C/O form A

quy trình cấp CO form A

1.Khai báo và scan các file đính kèm

2.VCCI tự động cấp số C/O

  • 2.1.Doanh nghiệp tiếp nhận số C/O

3.Doanh nghiệp gửi hồ sơ

4.VCCI tiếp nhận hồ sơ

5.VCCI xét duyệt hồ sơ

6.Từ chối hồ sơ nếu chưa đầy đủ

  • 6.1.Nhận thông báo từ chối hồ sơ
  • 6.2.Chỉnh sửa

7.VCCI duyệt cấp C/O

  • 7.1.Nhân thông báo duyệt cấp C/O

8.Ký tên và đóng dấu trên C/O

Các tài liệu cần thiết để xin C/O form A

  • Bill of Lading (bản sao)
  • Packing List (bản gốc)
  • Tờ khai hải quan (bản sao)
  • Bản giải trình quy trình sản xuất (bản sao)
  • Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu (bản sao)
  • Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu (bản sao)
  • Hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu (bản sao)
  • Mẫu đơn đăng ký cấp C/O form A (khai online rồi in ra)

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo