Toàn cầu hóa và sự phát triển của thương mại điện tử đã khiến thương mại xuyên biên giới dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Các số liệu thống kê gần đây đã nêt bật sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của TMĐT toàn cầu. Nhấn mạnh nhu cầu các doanh nghiệp phải khám phá các cơ hội thương mại xuyên biên giới.
Vào năm 2022, doanh số TMĐT toàn cầu đạt mức đáng kinh ngạc là 24,9 nghìn tỷ đô la. Với các dự báo cho thấy quỹ đạo tăng ổn định. Sự thay đổi to lớn này trong hành vi người tiêu dùng nhấn mạnh tiềm năng to lớn mà thương mại xuyên biên giới mang lại cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
So sánh chính ngạch và tiểu ngạch
Tiểu ngạch là một thành phần của thương mại quốc tế, nhưng chính ngạch rộng hơn. Trong khi tiểu ngạch tập trung vào thương mại khu vực giữa các vùng biên giới. Chính ngạch bao gồm thương mại toàn cầu giữa nhiều quốc gia.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch đề cập đến việc buôn bán giữa các quốc gia láng giềng có chung đường biên giới. Nó bao gồm thương mại giữa các khu vực gần biên giới ở mỗi bên. Tiểu ngạch có xu hướng là khoảng cách ngắn hơn và tập trung vào hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho thị trường xuyên biên giới địa phương.
Xuất nhập khẩu chính ngạch đề cập đến thương mại giữa các quốc gia xa hơn và có thể không có chung biên giới. Nó bao gồm thương mại giữa các công ty có trụ sở tại các quốc gia khác nhau và bao gồm hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu được vận chuyển đến và đi từ khoảng cách xa hơn. Xuất nhập khẩu chính ngạch chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi thuế quan, các hiệp định thương mại và các chính sách thương mại khác giữa các chính phủ quốc tế.
Tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch mô tả hình thức trao đổi mua bán giữa hai quốc gia liền kề có chung đường biên giới. Chúng ta sát bên Trung Quốc, từng được mệnh danh là công xưởng của thế giới. Nơi sản xuất ra rất nhiều dòng sản phẩm giá rẻ cho thị trường. Chính vì thế hoạt động xuất nhẩu khẩu hàng tiểu ngạch diễn ra hàng ngày tại đây rất nhộn nhịp.
Người tham gia xuất nhập khẩu tiểu ngạch là cư dân ở các tỉnh biên giới. Hàng ngày đi qua lại giữa các con đường nhỏ giữa hai nước để buôn bán trao đổi hàng hóa. Các mặt hàng thường được buôn bán là hàng tiêu dùng, nông sản, thực phẩm… giá trị thấp.
Nhập khẩu tiểu ngạch được ưa chuộng vì thủ tục đơn giản, mức thuế thấp, vận chuyển dễ dàng. Qúa trình kiểm tra hàng hóa cũng ít gắt gao hơn. Nếu xuất nhập khẩu tiểu ngạch các mặt hàng không được phép và giá trị lớn hơn 100 triệu thì được gọi là buôn lậu. Nếu bị bắt sẽ bị phạt tiền hoặc xử lý hình sự.
Các khu vực xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường là: cửa khẩu Việt – Trung, cửa khẩu Việt – Lào, cửa khẩu Việt – Campuchia.
Điều kiện để được xuất nhập khẩu tiểu ngạch
- Giá trị: < 2 triệu/ngày
- Hộ khẩu tại các tỉnh biên giới
- Giấy phép được nhập khẩu tiểu ngạch
Các hàng hóa nằm trong danh mục tài sản tự tiêu thì không phải đóng thuế. Nếu hàng hóa vượt quá mức 2 triệu thì phải nộp thuế. Cán bộ cửa khẩu sẽ cung cấp tờ khai CT13 của bộ tài chính để thay thế biên lai.
Hàng hóa sẽ được khai báo và kiểm tra. Kết quả được ghi vào 2 bản, cửa khẩu sẽ giữ lại một bản để thông kê. Hiện nay có nhiều đối tượng lợi dụng buôn bán tiểu ngạch để trốn thuế. Chính vì thế nhà nước ở cả hai phía đều siết chặt quy định xuất nhập khẩu tiểu ngạch khiến hàng hóa khó thông quan hơn.
Chính ngạch là gì?

Chính ngạch là hình thức xuất nhập khẩu chính thức. Hàng hóa được chuyển qua cửa khẩu, cảng biển hoặc sân bay. Thường là xuất nhập khẩu một lượng hàng hóa lớn, với mức thuế cố định được quy định theo các hiệp định thương mại giữa các quốc gia.
Chính ngạch là loại hình thương mại quốc tế phổ biến hơn. Trong khi tiểu ngạch chỉ được sử dụng ở các tỉnh biên giới. Chính ngạch yêu cầu nhiều loại thủ tục xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa với rất nhiều quy định chồng chéo lẫn nhau.
Đối với chính ngạch tiền thuế phải đóng khá nhiều. Bao gồm thuế nhập khẩu hàng hóa từ 0-10%, tiếp theo là thuế giá trị gia tăng 10%. Tuy nhiên đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu chính ngạch là con đường duy nhất.
Đặc điểm của chính ngạch và tiểu ngạch
Vận chuyển: chính ngạch sẽ đi qua cảng, cửa khẩu, sân bay. Trong khi tiểu ngạch đi qua cửa khẩu hoặc các con đường nhỏ. Hàng hóa đi qua đường tiểu ngạch được kiểm tra một cách ngẫu nhiên, không phải tất cả.
Thuế: tiểu ngạch có thể không phải đóng thuế, hàng giá trị lớn thì phải đóng thuế với mức thấp. Chính ngạch thì ngoài mức thuế cố định của hàng hóa, còn phải chịu thuế giá trị gia tăng. Đối với nhiều mặt hàng đặc biệt còn nhiều loại thuế đặc biệt khác.
Giá trị: hàng chính ngạch bạn sẽ không bị giới hạn và giá trị hàng hóa. Bạn có thể vận chuyển bất kỳ hàng hóa miễn là bạn đủ tiền đóng thuế và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Hàng tiểu ngạch giới hạn giá trị 2 triệu/người/ngày không phải chịu thuế.
Lời kết
Đối với đa số doanh nghiệp, thì chính ngạch là hình thức ưu tiên. Bởi họ thường nhập khẩu số lượng lớn để bù vào chi phí vận chuyển. Chín vì vậy chính ngạch là con đường duy nhất.
Đối với các cá nhân, tổ chức nhỏ lẻ thì tiểu ngạch có thể mang lại nhiều lợi ích hơn. Vì mức thuế quan ưu đãi, thủ tục đơn giản, nhanh chóng… Nhiều nhà luôn cũng hợp tác với các công ty để nhập khẩu hàng tiểu ngạch với số lượng lớn hơn.
Xem thêm: