CIF và FOB là gì? Cách tính giá FOB và CIF

CIF (cost, insurance và freight) và FOB (free on board) là các điều khoản vận chuyển, được sử dụng để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua và người bán khi giao dịch hàng hóa quốc tế.

Sự khác biệt chính giữa CIF và FOB là thời điểm trách nhiệm và rủi ro chuyển từ người bán sang người mua trong quá trình giao dịch.

Trong CIF, điều này xảy ra tại cảng đích, trong khi ở FOB, điều này xảy ra khi hàng hóa được chất lên tàu tại cảng giao hàng.

cách tính giá CIF và FOB
cách tính giá CIF và FOB

CIF là gì?

CIF(giá hàng, bảo hiểm, cước phí) là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong vận chuyển và cước phí khi hàng hóa được chuyển đến một cảng địch cụ thể.

Nêu rõ các rủi ro, trách nhiệm và chi phí cho mỗi bên (người mua và người bán) liên quan đến việc bán và vận chuyển hàng hóa. Trong thỏa thuận CIF, người bán chịu trách nhiệm về:

  • Chi phí hàng hóa được vận chuyển
  • Bảo hiểm bao gồm từ cảng đi đến cảng đích
  • Vận chuyển hàng hóa đến cảng đích đã thỏa thuận (bao gồm cả việc chất hàng lên tàu)
  • Rủi ro hư hỏng/mất mát hàng hóa cho đến khi hàng hóa vượt qua cảng giao hàng.

Ưu điểm của CIF

  • Tiện lợi cho người mua: người bán chịu trách nhiệm sắp xếp, thanh toán phí vận chuyển và bảo hiểm. Người mua tốn ít công sức và tiền bạc.
  • Giảm rủi ro cho người mua: người bán mua bảo hiểm để chi trả cho vận chuyển, giảm rủi ro cho người mua.
  • Rõ ràng: cả hai bên đều hiểu rõ chi phí và công việc của mình.

Nhược điểm của CIF:

  • Tổng giá cao hơn: lý do là giá sản phẩm cuối cùng đã bao gồm cước phí và bảo hiểm.
  • Quyền kiểm soát: người mua ít có quyền kiểm soát trong vận chuyển.
  • Rủi ro tranh chấp: rủi ro được chuyển giao tạo cảng đích. Bất kỳ mất mát nào sau đó để dẫn đến tranh chấp về việc chịu trách nhiệm.
  • Khiếu nại phức tạp: trong trường hợp mất mát, hư hỏng. Cần nhiều thủ tục quốc tế phức tạp để đòi bồi thường đầy đủ.
  • Chi phí bảo hiểm cao: người bán sắp xếp bảo hiểm, nếu người mua muốn phạm vi bảo hiểm cao hơn thì phải trả thêm phí.

FOB là gì?

FOB là viết tắt của “Free On Board” (giao hàng lên tàu). Thuật ngữ này được sử dụng trong thương mại vận chuyển quốc tế để chỉ thời điểm mà trách nhiệm của người bán đối với hàng hóa kết thúc và người mua tiếp quản quyền sở hữu và mọi chi phí liên quan.

Thuật ngữ FOB thường đi kèm với một địa điểm cụ thể để chỉ cảng được nêu tên nơi chuyển giao rủi ro (ví dụ: FOB Thượng Hải hoặc FOB New York).

Trong thỏa thuận FOB, người bán chịu trách nhiệm về:

  • Chi phí chất hàng lên tàu
  • Hàng hóa cho đến thời điểm đến cảng giao hàng được nêu tên
  • Chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng giao hàng. Điều này bao gồm phí bốc hàng nhưng không bao gồm các khoản phí sau khi chúng đã ở trên tàu (ví dụ: cước phí, bảo hiểm và chi phí dỡ hàng).

Ưu điểm của FOB

Kiểm soát chi phí – FOB giúp người mua kiểm soát nhiều hơn đối với việc vận chuyển và các chi phí liên quan sau khi hàng hóa đã lên tàu.

Lựa chọn đơn vị vận tải – FOB cho phép người mua lựa chọn đơn vị vận tải và thương lượng giá cả.

Rủi ro và trách nhiệm rõ ràng – FOB cung cấp khả năng hiển thị rõ ràng về thời điểm rủi ro và trách nhiệm chuyển từ người bán sang người mua.

Tiết kiệm chi phí – bằng cách cho người mua lựa chọn phương thức và tuyến đường vận chuyển hiệu quả, FOB có khả năng tiết kiệm cho tổng chi phí.

Nhược điểm của FOB

Logistics phức tạp – FOB đặt nhiều trách nhiệm lên người mua (ví dụ: lựa chọn hãng vận chuyển, sắp xếp bảo hiểm, dỡ hàng tại cảng đích). Điều này gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu mới tham gia thương mại quốc tế.

Chi phí trả trước cao – người mua phải trả trước chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các khoản phí khác gây áp lực tài chính.

Khả năng tranh chấp cao – nếu xảy ra khiếu nại về tình trạng hàng hóa. Người mua khó có thể chứng minh được thiệt hại trước thời điểm chuyển giao rủi ro.

Kiểm soát hạn chế – người bán ít có quyền kiểm soát hàng hóa sau khi hàng đã lên tàu. Nếu có vấn đề phát sinh, người bán không thể can thiệp.

Rủi ro thanh toán chậm – FOB trao cho người mua nhiều quyền kiểm soát với hàng hóa. Có nguy cơ người bán sẽ không nhận được thanh toán kịp thời.

Cách tính giá FOB

FOB có nghĩa là nhà xuất khẩu chỉ phải trả các chi phí cho đến khi hàng được lên tàu. Còn lại là người mua sẽ tiếp tục thanh toán, có lợi cho người bán.

Giá FOB = chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất xứ + xếp hàng lên tàu + chi phí làm thủ tục xuất khẩu + thuế + chi phí phát sinh trường khi hàng lên tàu.

Chi tiết hơn:

Giá FOB = giá hàng thành phẩm + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy CO/CQ + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch.

Cách tính giá CIF

CIF có nghĩa là nhà xuất khẩu phải trả tất cả chi phí cho đến khi hàng hóa đến được cảng đích. Có lợi cho người mua, chính vì thế giá CIF sẽ có xu hướng cao hơn giá FOB.

Giá CIF = giá FOB + cước vận tải biển + phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:

CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R

Trong đó

I: phí bảo hiểm

C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB )

R: tỷ lệ phí bảo hiểm(do công ty bảo hiểm quy định)

F: giá cước vận chuyển

So sánh CIF và FOB

CIF và FOB đều quy định về việc chuyển giao trách nhiệm, rủi ro và chi phí trong một giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên chúng có nhiều khác biệt chính mang tính đối lập:

  • Cước phí và bảo hiểm

Với CIF, người bán sắp xếp và thanh toán phí vận chuyển, bao gồm cả phí bảo hiểm. Mặt khác, FOB người mua chịu trách nhiệm trả cước phí và bảo hiểm. Trong khi người bán trả chi phí chất hàng lên tàu.

  • Rủi ro

Với CIF, người bán chịu trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi nó tới cảng đích. Từ thời điểm này trở đi, bao gồm cả thông quan, người mua chịu trách nhiệm.

Ngược lại, với FOB người bán chịu trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi hàng lên tàu. Sau đó, người mua chịu trách nhiệm tất cả sau đó.

  • Chi phí

CIF yêu cầu người bán phải trả toàn bộ chi phí hàng hóa, cước phí vận chuyển và bảo hiểm. Trong khi FOB chỉ yêu cầu người bán trả phí bốc hàng lên tàu. Sau đó người mua trả tiền cho bất kỳ chi phí nào khi hàng đã lên tàu.

  • Quyền kiểm soát

CIF giúp người bán kiểm soát tốt hơn, cho phép chọn hãng vận tải và bảo hiểm ưa thích. Ngược lại FOB giúp người mua kiểm soát logistics, có quyền chọn hãng vận tải và bảo hiểm theo ý thích.

  • Cảng đích

CIF được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển đến một cảng đích cụ thể. Trong khi FOB được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển từ một cảng xuất xứ cụ thể.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo