FTL và LTL là gì trong logistics?

Vận tải đường bộ là phương thức quan trọng trong logistics. Giúp vận chuyển hàng hóa từ kho hàng đến sân bay, cảng biển hiệu quả thông qua mạng lưới đường xá rộng lớn.

Vận chuyển bằng xe tải có vai trò quan trọng trong các chiến lược phân phối. Đáp ứng nhiều loại hàng hóa và kích cỡ lô hàng khác nhau – đáp ứng nhiều nhu cầu vận chuyển cụ thể.

FTL và LTL là gì trong logistics

FTL là gì?

FTL là viết tắt của từ full truckload. Theo tên gọi của nó, khi hàng hóa của bạn đủ lớn để lấp đầy một chiếc xe tải. Điều này có nghĩa hàng hóa của bạn không cần phải hợp nhất với các lô hàng khác từ các khách hàng khác.

Tại điểm xuất phát, xe tải được lấp đầy càng nhiều càng tốt, đảm bảo nhét đầy nhất có thể. Xe tải được lái thẳng đến địa điểm đích, nơi hàng hóa của bạn được dỡ xuống cho người nhận hàng. Đây là loại hình vận tải đường bộ phổ biến nhất.

Ưu nhược điểm của FTL là gì?

Ưu điểm:

  • Thời gian: vì xe tải chỉ dành cho hàng hóa của bạn nên không cần hợp nhất các hàng hóa khác nhau. Dẫn đến thời gian vận chuyển nhanh.

Nhược điểm:

  • Tối ưu hóa: nếu bạn muốn một xe tải đầy hàng, bạn phải tận dụng tối đa. Trong hầu hết trường hợp, không sử dụng hết không gian xe tải, dẫn đến lãng phí và chi phí tăng lên.

LTL là gì?

Mặt khác, LTL là viết tắt của từ less-than-truckload. Nó bao gồm việc kết hợp nhiều lô hàng nhỏ hơn từ các khách hàng khác nhau thành một xe tải duy nhất. Không gian và chi phí được chia sẻ giữa nhiều khách hàng.

Các hãng vận tải cung cấp dịch vụ LTL, có mạng lưới để hợp nhất và phân rã các lô hàng khối lượng lớn. Thông thường, các xe tải sẽ đến kho của bạn, bạn sẽ thêm hàng hóa của bạn vào. Sau đó hàng hóa sẽ được giao ở nhiều địa điểm, tùy thuộc vào tuyến đường và độ ưu tiên của hàng hóa trên xe.

Ưu nhược điểm của LTL

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí: LTL là lựa chọn tuyệt vời khi có các lô hàng lớn, nhưng không đủ để lấp đầy một xe tải. Thay vì đặt nguyên một xe tải, với LTL bạn chia sẻ chi phí vận chuyển với các khách hàng khác nhau.
  • Tính linh hoạt: đối với các khách hàng không thường xuyên, LTL cho phép vận chuyển mà không cần đợi để lấp đầy một xe tải. Đáp ứng nhiều nhu cầu cụ thể, cho phép tối ưu hàng tồn kho và giải quyết nhiều nhu cầu của khách hàng.

Nhược điểm:

  • Thời gian giao hàng: với nhiều điểm dừng để hợp nhất và phân rã, thời gian vận chuyển sẽ dài hơn.
  • Xử lý: các lô hàng LTL có thể phải xử lý nhiều lần trong suốt quá trình vận chuyển.

Khi nào nên chọn FTL hoặc LTL?

  • Số lượng paller và trọng lượng: chọn LTL khi nặng dưới 7 tấn và ít hơn 10 paller. Chọn FTL khi nặng trên 7 tấn và hơn 10 pallet tiêu chuẩn.
  • Hàng hóa dễ vỡ: nên chọn FTL vì với vận chuyển LTL hàng hóa được xủ lý và di chuyển nhiều dẫn đến nguy cơ hỏng hóc.
  • Trực tiếp hay nhiều điểm dừng: FTL thường nhanh nhất (vì nó được vận chuyển vào ban đêm) thẳng tới đích. Với LTL nhiều điểm dừng tải/dỡ hàng hơn nên tốn thời gian.
  • Sự an toàn: các lô hàng FTL an toàn hơn vì hàng hóa của bạn xử lý ít hơn và chuyển thẳng đến đích. Chính vì thế hàng hóa có giá trị cao hoặc cần bảo mật thì nên chọn FTL.
  • Dịch vụ và thiết bị đặc biệt: với LTL cần nhiều thiết bị bổ sung vì nhiều loại hàng hóa khác nhau. Trong khi FTL thường là một loại hàng hóa nên đơn giản hơn.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo