Nội dung Incoterms 2010, So sánh Incoterms 2010 vs 2020

Cho dù bạn là người mới tham gia vận chuyển quốc tế hay chỉ muốn ôn lại những điều cơ bản của Incoterms, chúng tôi đều có thể giúp bạn.

Incoterms 2010 là gì?

Incoterms 2010 là gì

Các điều khoản thương mại quốc tế (còn được gọi là incoterms) là các quy tắc chuẩn do phòng thương mại quốc tế ICC đưa ra, giải thích các điều khoản thương mại quốc tế phổ biến nhất.

Incoterms thành lập vào 1936, mục đích để tránh diễn giải sai lầm giữa các quốc gia. Mục tiêu là để truyền đạt rõ ràng các chi phí, rủi ro và trách nhiệm liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.

Các điều khoản của nó được sử đổi vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 2010 và 2020.

Incoterm 2010 định nghĩa 11 quy tắc, được chưa thành hai loại.

  • 1.Tất cả các phương thức vận tải
  • 2.Chỉ đường biển và đường thủy nội địa

Tại sao Incoterms lại quan trọng?

Nếu bạn đang điều hành một công ty vận tải quốc tế – bạn cần biết mình đang nói về điều gì khi nói đến Incoterms và đây là ba lý dọ tại sao:

  • Incoterms đảm bảo mọi người đều hiểu như nhau. Người mua và người bán có thể tham khảo một quy tắc chuẩn hóa với trách nhiệm, chi phí và rủi ro được xác định rõ ràng.
  • Việc chuẩn hóa làm giảm rủi ro về các vấn đề pháp lý vì mọi thứ đều được nêu rõ ràng và không có chỗ cho việc diễn giải hoặc trò chơi nói này nói kia.
  • Mặc dù Incoterms không đề cập đến giá, nhưng chúng giúp người mua và bán hiểm nhiệm vụ nào mà mỗi bên chịu trách nhiệm để không có bất kỳ khoản phí bất ngờ nào trong suốt quá trình.

nội dung Incoterms 2010

Các điều khoản của Incoterms 2010

Phía trên là một biểu đồ rất hay nhưng tôi không hiểu bất kỳ từ viết tắt nào trong số này có nghĩa là gì. May sao, chúng tôi đã liệt kê các định nghĩa chúng bên dưới. Có nhiều trang web của hải quan và vận tải nơi giải thích các thông tin của Incoterms 2010.

Tất cả các phương thức vận tải

EXW (giao tại xưởng)

Người bán giao hàng khi đặt hàng hóa theo ý muốn của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm được chỉ đinh khác (xưởng, nhà máy, kho…) Người bán không cần phải chất hàng lên bất kỳ phương tiện thu gom nào, cũng không cần phải thông quan hàng hóa để xuất khẩu, nếu có thể thông quan.

FCA (giao cho người vận chuyển)

Người bán giao hàng cho người vận chuyển hoặc một người khác do người mua chỉ định tại cơ sở của người bán hoặc một địa điểm được chỉ định khác. Các bên được khuyên nên chỉ định rõ ràng nhất có thể điểm giao hàng trong địa điểm giao hàng đã nêu. Vì rủi ro chuyển sang người mua tại điểm đó.

CPT (cước phí trả đến)

Người bán giao hàng cho bên vận chuyển hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một địa điểm đã thỏa thuận. Người bán phải ký hợp đồng và thanh toán chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng hóa đến địa điểm đích đã nêu.

CIP (cước phí và bảo hiểm trả đến)

Người bán giao hàng cho bên vận chuyển hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một địa điểm đã thỏa thuận. Người bán phải ký hợp đồng và thanh toán chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng hóa đến địa điểm đích đã nêu.

Người bán cũng ký hợp đồng bảo hiểm cho rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa của người mua trong quá trình vận chuyển. Người mua nên lưu ý rằng theo CIP, người bán chỉ được yêu cầu mua bảo hiểm hàng hóa ở mức tối thiểu.

Nếu người mua muốn có mức bảo vệ bảo hiểm cao hơn, người mua cần phải thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự sắp xếp bảo hiểm bổ sung.

DAT (giao hàng tại bến)

Người bán giao hàng khi hàng hóa, sau khi được dỡ khỏi phương tiện vận tải đến, được đặt theo ý của người mua tại một bến được chỉ định tại cảng hoặc địa điểm đích được chỉ định. Bến bao gồm một địa điểm có mái che hoặc không, chẳng hạn như cầu cảng, nhà kho, bãi container, nhà ga, sân bay. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến và dỡ hàng tại bến cảng hoặc địa điểm đích được chỉ định.

DAP (giao tại bến)

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt theo ý của người mua trên phương tiện vận tải đến, sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đích được chỉ định. Người ban chịu mọi rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến địa điểm đích được chỉ định.

DDP (giao đã nộp thuế)

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt theo ý của người mua, đã thông quan nhập khẩu trên phương tiện vận tải đến, sẵn sàng để dỡ tại địa điểm được chỉ định. Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến nơi đến và có nghĩa vụ thông quan hàng hóa không chỉ để xuất khẩu mà còn để nhập khẩu. Trả mọi loại thuế cho cả xuất khẩu và nhập khẩu và thực hiện mọi thủ tục hải quan.

Điều khoản cho vận chuyển đường biển

FAS (giao dọc mạn tàu)

Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu (ví dụ như trên cầu càng hoặc xà lan) do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng đã nêu. Rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển giao khi hàng hóa ở dọc mạn tàu và người mua chịu mọi chi phí từ thời điểm đó trở đi.

FOB (giao trên tàu)

Người bán giao hàng trên tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng đã nêu hoặc mua hàng đã được giao như vậy. Rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển giao khi hàng hóa ở trên tàu và người mua chịu mọi chi phí từ thời điểm đó trở đi.

CFR (chi phí và cước phí)

Người bán giao hàng trên tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy. Rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển giao khi hàng hóa ở trên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và thanh toán các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đích đã nêu.

CIF (giá thành, bảo hiểm và cước phí)

Người bán giao hàng trên tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy. Rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển giao khi hàng hóa đã ở trên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và thanh toán các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đích đã nêu.

Người bán cũng ký hợp đồng bảo hiểm cho rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa của người mua trong quá trình vận chuyển. Người mua cần lưu ý rằng theo CIF, người bán chỉ được yêu cầu mua bảo hiểm ở mức tối thiểu.

Nếu người mua muốn có thêm sự bảo vệ về bảo hiểm, họ sẽ cần thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự sắp xếp bảo hiểm bổ sung.

So sánh Incoterms 2010 vs 2020

1.Bổ sung điều kiện giao hàng mới

Incoterms 2020 loại bỏ DAT (giao tại cảng) và thay thế bằng DPU (giao tại kho hàng). Điều này yêu cầu người bán chịu nhiều trách nhiệm hơn, giao hàng tại địa điểm cụ thể.

2.Thay đổi mức bảo hiểm hàng hóa

Incoterms 2010 chỉ định mức bảo hiểm ở mức tối thiểu.

Incoterms 2020 tăng bảo hiểm ở CIP lên mức tối đa bảo vệ lợi ích người mua, dùng cho hàng hóa giá trị cao.

Incoterms 2020 vẫn giữ nguyên mức bảo hiểm ở CIF ở mức tối thiểu, dùng cho hàng phổ thông.

3.Tăng cường trách nhiệm và quyền lợi

Điều khoản FCA có thêm lựa chọn cho phép vận đơn được phát hành khi hàng hóa được giao cho đơn vị vận tải. Giúp người mua thuận lợi hơn trong các thủ tục tài chính và ngân hàng. Chỉ áp dụng cho vận chuyển hàng hóa nội địa.

4.Tăng cường an ninh

Incoterm 2020 tăng cường yêu cầu về an ninh nhằm giảm thiểu rủi ro vận chuyển hàng hóa quốc tế. Những lưu ý về an ninh được bổ sung ở hầu hết các điều khoản, giúp hạn chế lừa đảo và tình trạng tạm giữ hàng hóa tại cảng.

Hy vọng bài đăng này sẽ giúp làm rõ Incoterms 2010 là gì, đặc biệt là khi nào và cách sử dụng chúng. Hãy nhớ rằng: các tiêu chuẩn, như Incoterms, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các giao dịch và duy trì hoạt động thương mại – và đó là điều tốt.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo