Letter of Indemnity là gì? Ví dụ về Letter of Indemnity trong XNK

Letter là Indemnity (LOI) là một tài liệu hiếm gặp trong xuất nhập khẩu. Tuy nhiên khi phải tìm hiểu về nó có nghĩa là đang có rắc rối xảy ra với đơn hàng của bạn. Sau đây là chi tiết các tình huống cần dùng LOI và các giải quyết.

Letter of Indemnity là gì trong XNK?

Letter of Indemnity (LOI) còn được gọi là “thư bảo lãnh”. Khi được phát hành nó như một văn bản pháp lý cam kết bồi thường cho hãng tàu. Để buộc hãng tàu thực hiện một hành động cụ thể, hành động đó thường không tuân theo các điều khoản thông thường của hợp đồng vận chuyển.

letter of indemnity là gì?

Ví dụ về Letter of Indemnity trong vận tải biển

Trong vận tải biển, Letter of Indemnity (LOI) thường được sử dụng trong tình huống đặc biệt. Khi các bên muốn hãng tàu thực hiện một hành động không theo quy chuẩn. Thường là do thiếu chứng từ hoặc tránh chậm trễ. Sau đây là một ví dụ về sử dụng LOI trong vận chuyển quốc tế.

1.Giao hàng không có vận đơn (B/L)

Vận đơn gốc chưa được chuyển đến do chậm trễ hoặc thất lạc. Người nhận muốn lấy ngay để kịp sản xuất, tránh phí phát sinh.

Người nhận hoặc người gửi sẽ phát hành một LOI để yêu cầu hãng tàu giao hàng mà không cần xuất trình chứng từ như thông lệ.

2.Vận đơn bị mất

Vận đơn vị mất do quá trình vận chuyển. Người nhận không thể trình bản gốc để lấy hàng.

Người nhận hoặc ngân hàng sẽ cấp LOI (kèm theo bảo lãnh ngân hàng) để đảm bảo hãng tàu sẽ không chịu rủi ro nếu có tranh chấp sau này.

3.Yêu cầu thay đổi cảng đến

Hàng đang trên biển, người gửi muốn thay đổi hoặc chuyển hướng cảng đến. Việc này trái với các điều khoản trong vận đơn.

Một LOI sẽ được cấp để hãng tàu chấp nhận mà không sợ bị kiện bởi người cầm vận đơn gốc.

4.Hàng hóa bị hư hỏng cần xử lý gấp

Hàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển như container lạnh không hoạt động. Chủ hàng cần dỡ hàng gấp để tránh thiệt hại.

Một LOI được cấp để xử lý nhanh chóng, dù chứng từ cần thiết để giao hàng chưa được xuất trình.

Quy trình cấp phát Letter of Indemnity

  1. Điền LOI theo mẫu chuẩn (có thể do hãng tàu cấp)
  2. Xin bảo lãnh ngân hàng
  3. Trình LOI cho chủ tàu duyệt
  4. Chủ tàu thực hiện hành động theo LOI
  5. Lưu giữ và theo dõi cho đến khi rủi ro không còn.

Trong các trường hợp rủi ro cao, ví dụ như: giao hàng không cần vận đơn gốc, không có bảo hiểm hàng hóa. Chủ tàu thường yêu cầu có bảo lãnh thanh toán (Bank Gaurantee) từ ngân hàng uy tín.

Lưu ý khi sử dụng Letter of Indemnity

  • LOI không thay thế hợp đồng hay vận đơn, chỉ là cam kết bồi thường của người lập nếu có rủi ro.
  • Nhiều hãng tàu chỉ chấp nhận LOI nếu đi kèm bảo lãnh thanh toán của ngân hàng.
  • LOI nên được soạn bằng mẫu chuẩn và có chữ ký của người uy tín.

Vận chuyển quốc tế bằng đường biển thường rất dài ngày, nhiều thủ tục, quy định. Chính vì thế rất nhiều trường hợp phát sinh có thể xảy ra. LOI được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh, giúp các hãng tàu tránh khỏi kiện tụng hoặc đền bù.

Khi nào Letter of Indemnity an toàn?

  1. Được phát hành bởi bên đáng tin cậy: chủ hàng lớn, công ty logistics uy tín.
  2. Tuân theo mẫu chuẩn của ngành
  3. Đi kèm với bảo lãnh thanh toán của ngân hàng.
  4. Hãng tàu có thể đánh giá được mức độ rủi ro của trường hợp.

Nói tóm lại Letter of Indemnity không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối. Mà là một công cụ hạn chế rủi ro trong trường hợp bất khả kháng.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo