MSDS hóa chất là gì?
MSDS hóa chất là viết tắt của Material Safety Data Sheet. Là một tài liệu cung cấp thông tin về một loại hóa chất hoặc chất cụ thể. Những tài liệu này phải được lưu trữ tại bất kỳ cơ sở nào sử dụng hóa chất đó.
Mục đích của NSDS là cung cấp thông tin cụ thể liên quan đến hóa chất để những người cần biết có thể tìm thấy chúng nhanh chóng và dễ dàng. Có một MSDS chuẩn cho tất cả các loại hóa chất nguy hiểm thông dụng và có sẵn để in ra.

MSDS dùng làm gì?
Có hai nhóm chính sẽ cần truy cập vào MSDS:
- Nhóm đầu tiên là những người phải ứng phó khi gặp sự cố. Ví dụ, nếu hóa chất bị đổ, những người này sẽ cần biết thông tin về hóa chất để xử lý cho phù hợp. MSDS sẽ cho biết những mối nguy hiểm của hóa chất đó là gì. Nên làm sạch hóa chất đó như thế nào để đảm bảo an toàn.
- Nhóm thứ hai là những nhân viên làm việc, họ có quyền hợp pháp được biết về những nguy hiểm. MSDS sẽ giúp thông báo về các mối nguy hiểm này và hướng dẫn họ xử lý đúng cách, tránh làm hại đến bản thân và người khác.
Các thành phần của MSDS hóa chất
Một bảng MSDS đúng chuẩn sẽ phải bao gồm các trường thông tin sau đây:
1.Tên thành phần các hóa chất
2.Người lập MSDS
3.Thông tin sản phẩm hàng hóa (công thức hóa học, thành phần cấu tạo)
4.Tính lý tính (các tính chất vật lý của nó)
5.Khả năng cháy (có dễ cháy hay không)
6.Phản ứng của sản phẩm (với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm)
7.Độc tính (cách xử lý khi có người tiếp xúc hoặc phơi nhiễm)
Dán MSDS ở đâu?
Các cơ sở sử dụng hóa chất thường có khả năng gây nguy hiểm khá lớn. Một sai lầm phổ biến là dán chúng ở nơi các hóa chất đang được sử dụng.
Tuy nhiên, nơi tốt nhất để cất giữ chúng là ở vị trí trung tâm, nơi mọi người thường tiếp cận. Khi đó, một lượng lớn người có thể biết được mức độ nguy hiểm của chúng và cách xử lý hiệu quả.
Quy định về MSDS hóa chất
Mục đích của MSDS là cung cấp thông tin vụ thể về hóa chất chẳng hạn như danh tính, mối nguy hiểm, thành phần, cách xử lý, lưu trữ và thải bỏ. MSDS bảo vệ người lao động và môi trường khởi nguy cơ phơi nhiễm và gây hại.
MSDS là bắt buộc ở nhiều quốc gia trên thế giới.
MSDS tuân theo định dạng 16 phần được GHS thống nhất và chuẩn hóa trên toàn thế giới. Bao gồm thông tin nhận dạng, mối nguy hiểm, thành phần, sơ cứu, chữa cháy, giải phóng ngẫu nhiên, xử lý, lưu trữ, phơi nhiễm, vật lý, độ ổn định, độc chất học, sinh thái, thải bỏ, vận chuyển và thông tin theo quy định.
MSDS không dùng cho tiêu dùng mà dành cho môi trường nơi hóa chất được sử dụng.
Xem thêm: