9 bước quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển là phổ biến nhất. Hàng hóa được chở trên các tàu container cỡ lớn, giá vận chuyển rẻ và khối lượng lớn. Từ đó mang lại lợi luận cao cho doanh nghiệp xuất khẩu. Sau đây là quy trình chuẩn xuất khẩu hàng hóa đường biển với 8 bước.

quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển là gì?

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển là quá trình vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này qua quốc gia khác bằng cách đi qua các đại dương. Đây là phương thức vận tải được ưa chuộng, bởi khả năng vận chuyển khối lượng lớn và chi phí thấp.

Quy trình này là then chốt của hoạt động thương mại quốc tế. Việc tuân thủ quy trình giúp đảm bảo hàng hóa được vận chuyển nhanh nhất mà còn giúp doanh nghiệp tránh các vấn đề pháp lý liên quan. Nắm rõ quy trình này còn giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến hải quan, kiểm tra chất lượng và giao hàng đúng hạn.

9 bước quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

1.Ký kết hợp đồng ngoại thương

Ở bước này cả người mua và bán tiến hành đàm phán và ký hợp đồng ngoại thương, trong đó có quy định rõ về: điều kiện giao hàng Incoterms, hình thức thanh toán, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng…

2.Chuẩn bị hàng hóa

Nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa, đóng gói và dán nhãn phù hợp. Xin các giấy tờ cần thiết như giấy phép xuất khẩu, CO-CQ, giấy kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận hun trùng…

3.Booking

Liên hệ với forwarder hoặc hãng tàu để đặt chỗ. Nếu không rành thì nhờ một công ty vận chuyển quốc tế thực hiện cho.

4.Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Nộp các hồ sơ cần thiết cho hải quan như: commercial invoice, hợp đồng mua bán, packing list, CO, tờ khai hải quan… để được kiểm tra và thông quan xuất khẩu.

5.Xếp hàng lên tàu

Đưa hàng ra cảng tùy theo hình thức LCL hay FCL, làm thủ tục tại cảng để xếp hàng lên tàu.

6.Nhận vận đơn đường biển (Bill of Landing)

Sau khi hàng lên tàu, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn là hóa đơn vận chuyển, cũng là tài liệu thể hiện quyền sở hữu hàng hóa.

7.Gửi bộ chứng từ

Người bán sẽ gửi bộ chứng từ cho người mua hoặc ngân hàng trung gian. Nhà nhập khẩu sẽ cần bộ chứng từ để có thể thông quan hàng hóa. Tùy vào loại thanh toán quốc tế như Letter of Credit hay T/T mà bộ hồ sơ sẽ khác nhau.

Các tài liệu quan trọng nhất là: vận đơn, hóa đơn thương mại, CO, packing list, chứng từ bảo hiểm…

8.Thanh toán

Có nhiều hình thức thanh toán cho thương mại quốc tế như L/C hoặc thanh toán T/T. Nhưng đều theo tiến trình là người bán trao hồ sơ, người mua trả tiền.

9.Người mua nhận hàng

Sau khi thanh toán, người mua sẽ nhận được bộ chứng từ để làm thủ tục thông quan hàng hóa. Người nhận cũng phải trả cước phí hoặc bất kỳ phí phát sinh nào khác.

Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Tuyến vận chuyển Thời gian (ngày)
Việt Nam → Singapore / Malaysia 3 – 5 ngày
Việt Nam → Trung Quốc 2 – 7 ngày
Việt Nam → Nhật Bản / Hàn Quốc 5 – 9 ngày
Việt Nam → Úc 14 – 20 ngày
Việt Nam → Châu Âu 25 – 35 ngày
Việt Nam → Mỹ (Bờ Tây) 18 – 22 ngày
Việt Nam → Mỹ (Bờ Đông) 28 – 35 ngày
Việt Nam → Nam Mỹ 30 – 40 ngày
Việt Nam → Trung Đông 14 – 20 ngày
Việt Nam → Ấn Độ 10 – 14 ngày

Điểm đặc trưng của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là chúng rất tốn thời gian. Vấn đề là các tàu container ngày nay đều chạy rất chậm để tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải ô nhiễm môi trường. Tốc độ tối đa của các tàu này khoảng 40-45km/giờ.

Chưa kể đôi khi chúng còn dừng lại để tiếp nhiên liệu, trung chuyển hàng hóa, hoặc đi đường vòng để tránh các điều kiện bất lợi. Dòng chảy của đại dương và tình trạng tắc nghẽn tại cảng cũng khiến tàu bị chậm trễ.

Các lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

  1. Lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp
  2. Đóng gói và dãn nhãn hợp lý cho hàng hóa
  3. Chọn hãng tàu, forwarder, công ty vận chuyển quốc tế uy tín
  4. Kiểm tra kỹ vận đơn (Bill of Landing)
  5. Làm thủ tục hải quan chính xác, kịp thời
  6. Mua bảo hiểm hàng hóa
  7. Tracking lô hàng và lịch trình của tàu

Một số mẹo để vận chuyển hàng hóa đường biển tốt hơn là: nên giữ liên lạc với forwarder và hãng tàu. Bạn cũng nên có thời gian đệm dự phòng ít nhất 5-7 ngày đặc biệt cho các tuyến đường xa.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo