Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Có khoảng 5 cách thanh toán chính trong buôn bán xuyên biên giới. Ngày nay, các doanh nghiệp buôn bán quốc tế một cách liền mạch, tiếp cận nhiều thị trường cùng lúc.

Một trong lý do tạo ra sự thuận lợi này là do các phương thức thanh toán giúp đảm bảo an toàn cho cả người bán và mua trên toàn cầu. Trong bài viết này, tôi sẽ cố gắng liệt kê tất cả phương thức thanh toán quốc tế, cùng ưu nhược điểm của nó.

5 cách thanh toán trong thương mại quốc tế

5 phương thức thanh toán quốc tế

1.Tiền mặt (cash in advance)

Trong điều khoản thanh toán này, nhà xuất khẩu loại bỏ mọi rủi ro tín dụng vì họ nhận được tiền trước. Đối với bán hàng quốc tế, chuyển khoản và thẻ tín dụng là cách nhận tiền phổ biến nhất.

Ưu điểm:

  • Nhà xuất khẩu có lợi vì nhận được toàn bộ số tiền ngay lập tức.
  • Không có rủi ro mất tiền từ người mua nước ngoài.

Nhược điểm:

  • Hiếm có người mua nào chấp nhận hình thức thanh toán này.
  • Người mua có nguy cơ nhận được sản phẩm không tốt như kỳ vọng.
  • Đánh mất cơ hội bán hàng vào tay đối thủ có điều khoản thanh toán hấp dẫn hơn.

2.Letter of credit (thanh toán L/C)

Đây là một phương thức thanh toán an toàn và phổ biến nhất cho cả người bán và mua. Trong phương thức này, ngân hàng của người mua cam kết bằng thư cho người bán, được gọi là thư tín dụng (letter of credit). Đảm bảo rằng nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền đúng thời gian đã nêu, cho dù nhà nhập khẩu có phá sản. Để xin được thư tín dụng, người nhập khẩu cần chứng minh tài chính và nộp phí.

Ưu điểm:

  • Có lợi cho người bán vì được một ngân hàng đảm bảo thanh toán.
  • Người mua không cần trả ngay một khoản tiền lớn, đảm bảo dòng chay tài chính tốt.

Nhược điểm:

  • Tốn thời gian và phí để xin được thư tín dụng từ ngân hàng.

3.Thanh toán D/P (documents against payment)

Trong thanh toán D/P cả hai đều liên hệ với ngân hàng của mình để giúp thanh toán. Ngân hàng nhận tiền đại diện cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng thu tiền đại diện cho nhà nhập khẩu.

Sau khi vận chuyển, người bán sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân hàng của họ. Ngân hàng nhận tiền sẽ gửi bộ hồ sơ cho ngân hàng thu tiền cùng với hướng dẫn thanh toán.

Sau khi chứng từ được chuyển cho người mua, ngân hàng đó sẽ thu hộ tiền và chuyển đến ngân hàng của người bán. Cuối cùng, nhà xuất khẩu nhận được tiền, nhà nhập khẩu nhận được hồ sơ để thông quan hàng hóa.

Ưu điểm:

  • Không tốn nhiều phí như letter of credit (thanh toán L/C)

Nhược điểm:

  • Rủi ro rất lớn là người mua hủy đơn hàng, không nhận hàng. Vì không có ràng buộc gì với người mua.

4.Thanh toán ghi sổ (open acount)

Hàng hóa được chuyển đến nhà nhập khẩu trước khi đến kỳ hạn thanh toán. Người mua có thể trả tiền sau 30, 60 hoặc 90 ngày.

Ưu điểm:

  • Người mua có thể trả tiền sau, nên quản lý dòng tiền tốt hơn.
  • Hình thức thanh toán này thu hút người mua trong các thị trường cạnh tranh cao.

Nhược điểm:

  • Rủi ro quá lớn với người bán (nhà xuất khẩu).
  • Chỉ phù hợp cho các khách hàng uy tín, thân thiết.

5.Thanh toán ký gửi (consignments)

Consignments payment trong thương mại quốc tế là điều khoản thanh toán. Trong đó tiền hàng được gửi sau khi người mua bán được hàng cho người dùng cuối. Thanh toán ký gửi, dựa trên thỏa thuận hợp đồng giữa cả hai bên. Nhà xuất khẩu vẫn giữ quyền sở hữu hàng hóa đến khi nó được bán. Phương thức này phù hợp với các hàng hóa có tính cạnh tranh cao.

Ưu điểm:

  • Giảm chi phí lưu trữ, tồn kho cho người bán.

Nhược điểm:

  • Không có đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Cách chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp

Sau đây là một số yếu tố cần cân nhắc trước khi chọn mô hình thanh toán cho thương mại quốc tế:

  1. Khả năng tài chính và nhu cầu về dòng tiền
  2. Tính hợp pháp và quy định xuất nhập khẩu của quốc gia đích
  3. Loại sản phẩm (mức độ cạnh tranh của sản phẩm)
  4. Khả năng tín dụng của nhà xuất khẩu và nhập khẩu
  5. Các phương thức thanh toán mà đối thủ cung cấp
  6. Mức độ thân thiết của nhà nhập khẩu và xuất khẩu

Phương thức thanh toán quốc tế nào phổ biến nhất?

Letter of Credit (thanh toán L/C) là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Hình thức này cân bằng lợi ích của cả hai bên.

Người xuất khẩu giảm rủi ro không thanh toán. Trong khi nhà nhập khẩu không phải trả tiền ngay lập tức giúp cải thiện dòng tiền.

Chính vì thế thanh toán L/C chiếm ưu thế hơn một chút. Ngay sau đó, thanh toán D/P (document payment) là phương thức thanh toán được sử dụng nhiều thứ hai trong các giao dịch thương mại quốc tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo