Cán cân xuất nhập khẩu là gì?
Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu của một quốc gia (dòng chảy ra) trừ đi giá trị nhập khẩu (dòng chảy vào).
Cán cân thương mại được coi là có lợi cho nền kinh tế của một quốc gia nếu hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó vượt quá hoạt động nhập khẩu.
Cách tính cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân thương mại biểu thị sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia.
- Xuất khẩu -> Hàng hóa và dịch vụ được bán cho các quốc gia nước ngoài khác.
- Nhập khẩu -> Hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó mua từ các quốc gia nước ngoài.
Cán cân thương mại có thể được xác định bằng cách so sánh giá trị xuất khẩu của một quốc gia được phân phối cho các quốc gia khác so với giá trị nhập khẩu của quốc giá đó chuyển đến các quốc gia khác.
Dựa trên sự chênh lệch được tính toán, một quốc gia có thể được xác định là đang ở tình trạng thặng dư thương mại hoặc thâm hụt thương mại.
- Thặng dư thương mại -> Xuất khẩu > Nhập khẩu (Cán cân thương mại dương)
- Thâm hụt thương mại -> Xuất khẩu < Nhập khẩu (Cán cân thương mại âm)
Trong giả thuyết, với mục tiêu thúc đẩy tối đa hóa lợi nhuận. Những người bán trện thị trường sẽ cố gắng bán nhiều hàng hóa hơn số lượng họ mua để tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong thị trường “phi lý trí” – trong đó việc tối ưu hóa lợi nhuận không phải ưu tiên hàng đầu. Thì gần như tất cả lợi nhuận từ xuất khẩu, sẽ được dùng để mua hàng và sử dụng dịch vụ từ người bán khác.
Trong thực tế, người bán ở vị thế kém thuận lợi hơn thường chi tiêu vượt quá doanh số bán hàng. Từ đó dẫn đến lợi nhuận giảm và dòng tiền tự do ít hơn.
Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu
Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu được tính bằng cách trừ giá trị nhập khẩu của một quốc gia từ giá trị xuất khẩu của quốc gia đó.
- Cán cân thương mại = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu
Ví dụ, hãy tưởng tượng kim ngạch xuất khẩu của một tháng qua là 200 triệu đô la. Trong khi kim ngạch nhập khẩu là 240 triệu đô la.
Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của quốc gia đó là -40 triệu đô la (số nguyên âm).
- Cán cân thương mại = 200 triệu đô la – 240 triệu đô la = 40 triệu đô la
Vì cán cân thương mại là số âm nên quốc gia đó được phân loại là có thâm hụt thương mại (hay chính xác hơn là thâm hụt 40 triệu đô la).
Ví dụ về cán cân xuất nhậu khẩu Hoa Kỳ
Hoa Kỳ được coi là mạnh nhất xét về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản lượng kinh tế. GDP là một chỉ số kinh tế được sử dụng để đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được tạo ra trong biên giới của một quốc gia.
Mặc dù nền kinh tế Mỹ rất mạnh, nhưng Hoa Kỳ thực sự đã bị thâm hụt thương mại trong hầu hết thời gian kể từ khi kết thúc thế chiến II (1970).
Thâm hụt thương mại lâu dài của Hoa Kỳ phản ánh rằng Hoa Kỳ tiêu thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài hơn là xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Trên thực tế, Hoa Kỳ đã lập kỷ lục về thâm hụt thương mại lớn nhất vào 04/2022 khi báo cáo thâm hụt 112,7 tỷ đô la.
Không giống như Mỹ, Trung Quốc đang thoải mái ở mức thặng dự thương mại với biên độ đáng kể. Nhưng thặng dư thương mại không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của một quốc gia đang lành mạnh, giống như bằng chứng của nền kinh tế Nhật Bản.
Cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam
Trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 786 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt 405 tỷ USD, trong khi nhập khẩu đạt 380 tỷ USD.
Nền kinh tế Việt Nam thặng dư thương mại khoảng 25 tỷ USD. GDP của Việt Nam vào năm 2024 đạt 476 tỷ USD, đứng thứ 33 thế giới. So với GDP thái lan là 530 tỷ USD, dự đoán vào năm 2028 chúng ta sẽ chính thức vượt qua Thái Lan để trở thành nên kinh tế lớn thứ 3 ASEAN.
Để so sánh, khoảng 10 năm trước chúng ta là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất của ASEAN. Tuy nhiên, sau nhiều năm tăng trưởng nóng, giờ đây Việt Nam đã bắt kịp nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực.
Xem thêm: