Bạn có biết rằng khoảng 90% hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng tàu biển không? Để vận chuyển một lượng hang hóa lớn như vậy, có một số kích thước và loại container khác nhau để lựa chọn. Sau đây là hướng dẫn về các loại container khác nhau để bạn chọn đúng loại phù hợp với nhu cầu của mình.
Các loại container vận chuyển
Có vô số loại và kích thước container vận chuyển hàng hóa và thiết bị vận chuyển có sẵn để vận chuyển hàng hóa của bạn. Về cơ bản, loại hàng hóa và nhu cầu của nó sẽ quyết định loại container bạn cần. Chúng tôi đã liệt kê một số kích thước và loại container vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất bên dưới:
Container khô

- Container khô (DC) được gọi là “khô” vì chúng không có khả năng thay đổi nhiệt độ. Chúng là những container cơ bản để chứa hàng hóa như đồ chơi và quần áo. Đây là loại container phổ biến nhất trên thế giới, với 90% hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được chất vào chúng. Chúng có nhiều kích thước và biến thể container khác nhau:
- Container 20 feet hoặc 1 TEU: container vận chuyển 20 feet tiêu chuẩn là một trong những loại container được sử dụng phổ biến nhất để vận chuyển hàng hóa đường biển. Chúng được thiết kế để chở nhiều trọng lượng hơn hàng hóa cồng kềnh. Loại này phù hợp với hàng hóa nặng như khoáng sản, kim loại, máy móc, đường, giấy, xi măng và cuộn thép. 1 container 20 feet có thể chứa tối đa 33m3 hàng hóa.
- Container 40 feet hoặc 1 FFE: một kích thước rất phổ biến khác, container khô 40 feet được thiết kế để chở và lưu trữ hàng hóa cồng kềnh hơn là hàng hóa nặng. Ví dụ, đồ nội thất, ống thép, giấy vụn hoặc bông.
- Container 40 high cube (40HC): những container vận chuyển này được sản xuất để vận chuyển hàng hóa nhẹ hơn. Container 40HC có kích thước cao hơn, do đó bạn có thể chứa được nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên, do giới hạn về trọng lượng của mỗi container, bạn không thể chở quá nặng khi dùng loại container này.
Container lạnh
Đây là loại container chở hàng có thể kiểm soát nhiệt độ. Chúng hoàn hảo để lưu trữ và vận chuyển các mặt hàng dễ hỏng như hoa hoặc thực phẩm cần được giữ lạnh trên những chặng đường dài. Container lạnh có nhiều kích cỡ khác nhau, bao gồm 20 feet, 40 feet, 40HC và 45HC với các phạm vi nhiệt độ khác nhau. Được làm bằng loại thép chống chịu thời thiết gọi là thép ‘Cor-ten’.
Container kiểm soát không khí (CA Container): loại container chở hàng này cung cấp các điều kiện phù hợp bên trong để giúp làm chậm quá trình chín, bảo quản sản phẩm dễ hỏng và cải thiện đáng kể thời hạn sử dụng của hàng hóa, đặc biệt trong những chuyến đi xa.
Container kích thước và cấu tạo đặc biệt

Những container vận chuyển này có kích thước riêng cho hàng hóa đặc biệt. Chúng bao gồm:
- Container mở nóc: một loại container vận chuyển có kích thước phù hợp với hàng hóa quá cao và không thể chất qua cửa.
- Container phẳng: một loại container chở hàng lý tưởng để vận chuyển hàng quá khổ. Ví dụ như máy móc hạng nặng, du thuyền và vật liệu xây dựng.
- Container mặt bằng: được sử dụng cho hàng hóa có kích thước lẻ không vừa với bất kỳ loại hoặc kích thước container vận chuyển nào khác.
- Container bồn chứa: được làm bằng thép chắc chắn hoặc các vật liệu chống ăn mòn khác để lưu trữ, vận chuyển và bảo vệ lâu dài các chất lỏng.
Một vài loại container đặc biệt khác

- Container có chân: người ta gắn chân vào container để triển khai nhóng tại công trình, kho bãi, có thể tự nâng cao.
- Container đa năng: là container thông thường được bao bọc hoàn toàn để chống lại các điều kiện thời tiết.
- Container flat rack: có các mặt có thể gấp lại để tạo thành một giá phẳng. Dùng để chứa máy móc siêu nặng, hàng quá khổ, container flat rack 40 feet có thể chở tới 45 tấn hàng.
- Container hai cửa: với hai cửa ở hai đầu, tạo điều kiện thuật hơi xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng. Phù hợp với hàng sắt thép.
- Container high cube: có cấu trúc giống các container đa năng thông thường nhưng cao hơn khoảng 1 feet, chứa nhiều hàng hóa hơn.
- Container cửa hông: có cửa ở bên mặt hông rộng lớn có thể mở hoàn toàn. Tạo điều kiện thuật lợi trong việc xếp dỡ hàng hóa.
- Container cách nhiệt: giống như container lạnh, container này có bộ điều khiển nhiệt độ, cho phép làm mát hoặc nóng không khí bên trong.
- Container lùn: có chiều cao bằng 1/2 container thông thường chuyên dùng để vận chuyển hàng rời, nặng và đặc. Có chiều cao thấp nên dễ xử lý hơn.
Xem thêm: